Slide Show

Ngày Chúa Nhật thứ 3 trong tháng 6 là ngày Lễ Phụ Thân (ngày lễ nhớ công ơn cha) ở các nước trên thế giới. Giáo Hội Tin Lành Liên Hiệp Toàn Cầu – Việt Nam chọn ngày này là ngày “Lễ Phụ Mẫu Thân” để con cháu nhớ ơn bậc sinh thành. Giáo hội nhắc nhở các Quản nhiệm Hội Thánh địa phương giảng dạy lời Chúa theo chủ đề này và khích lệ các con cái trong gia đình thể hiện lòng biết ơn cha mẹ bằng việc làm như lời dạy dỗ trong King Thánh.

Dựa vào câu Kinh thánh sau đây để tìm hiểu ý nghĩa của ngày FATHER’S DAY.
“Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Giê Hô Va Đức Chúa Trời ngươi ban cho”
” Honor your father and your mother, so that you may live long in the land the Lord your God is giving you.”

I/ Sơ Lược Lịch Sữ Ngày  FATHER’S DAY.
(The History of the Father’s Day.)

FATHER’S DAY là tiếng Anh với ý nghĩa là ngày để tỏ lòng biết ơn Cha và vinh danh những người cha còn đang sống. Ta thường dùng từ ” Ngày Phụ Thân” hay ” Ngày Hiền Phụ” bên tiếng Việt..

Trên thế giới ngày FATHER’S DAY thay đổi Thuỳ theo mỗi quốc gia; như ở Hoa kỳ và nhiều nước trên thế giới chọn ngày Chúa nhật thứ 3 trong tháng 6 ( the Third Sunday in June) ; một số nước ở Bắc Âu thì chọn ngày Chúa nhật thứ nhì trong tháng mười một ( The second Sunday of November); Những nước trong  Châu Đại dương thì chọn ngày Chúa nhật đầu tiên trong tháng 9 ( the First Sunday in September); Nước Đức thì chọn ngày này nhằm vào ngày lễ Thăng Thiên thứ Năm ( Ascension Thursday), 40 ngày sau lễ Phục sinh ( 40 days after Easter); Bồ Đào Nha ( Portugal) và Tây Ban Nha ( Spain) thì chọn ngày Thánh Joseph 19 tháng 3 ( St Joseph Day March 19);Thái lan thì chọn ngày này cùng ngày sinh nhật của vua Bhumibol Adulyadej mùng 5 tháng 12 ( the Bỉthday of King Bhumibol Adulyadej December 5).
Ở Hoa kỳ ngày FATHER’S DAY được cử hành lần đầu tiên vào ngày 5 tháng 7 năm 1908 do sáng kiến của Bà Charles Clayton tại thành phố Fairmont, tiểu bang West Virginiar, Hoa kỳ. Nhưng người có công nhất trong việc cổ động cho ngày FATHER’S DAY thi phải kể là Bà Bruce Dodd tại thành phố Spokane, Washington miền Tây Bắc Hoa kỳ , tuy vậy mãi đến năm 1972 Tổng thống Mỹ Richard Nixon, theo đề nghị của Quốc hội,  đã ký sắc lệnh và trở thành luật, ấn định ngày FATHER’S DAY vào ngày Chúa nhật lần thứ 3 trong tháng 6 ( the third Sunday in June) .

II/ Sự Quan Hệ Huyết Thống với Cha và con.

( Cosanquinity / blood relationship Between Father and the Child.)

1/ GEN (ADN)
Bởi sự soi sáng của thần linh Đức Chúa Trời, tôi tớ Ngài, David  đã cãm nhận được sự mầu nhiệm , đáng sợ lạ lùng trong sự tạo dựng nên con người Ông nói riêng và một con người cho nhân loại nói chung. Trong lòng người mẹ Ngài đã tác tạo một cách tinh vi, ngài đã “dệt” nên một tác phẩm tuyệt vời trong sự công bình của Ngài.
” For you created my inmost being; you knit me together in my mother’s womb” ( psalm 139:13)
Ngày nay khoa học đã khám phá sự huyền nhiệm và sự công bình của Ngài trong sự “dệt” thành một con người. 50% Gen ( ADN) của người mẹ và 50% Gen của người cha cấu tạo thành một hình hài con người.
Lời cãm xúc của David nói lên đầy đủ lòng cãm phục Đấng toàn năng trong sáng tạo muôn loài đặc biệt là con người chúng ta.” Con cãm tạ Chúa vì con được dựng nên một cách đáng sợ và lạ lùng.Công việc Chúa thật quá diệu kỳ, Lòng con biết rõ lắm .” ( TT 139:13 )
” I praise you because I am fearfully and wonderfully made; your works are wonderful, I know that full well.”)
Biết được điều này, hy vọng những người con bất hiếu không còn mở miệng nói “từ” cha mẹ mình. Vì cho dù có từ bỏ theo mặt luật pháp thì ” dzen” của cha mẹ mình vẫn đinh chặc trong máu huyết, da thịt và xương tuỷ của mình cho đến khi nhắm mắt xuôi tay trở về với bụi đất. Chỉ phần linh hồn của mình phải đối diện với Đấng Tạo Hoá  ( Creator/ God ) và chịu trách nhiệm về sự sống vỉnh cửu của nó nơi hoả ngục hay miền vinh hiển.
Kinh thánh xác định điều này: ” Linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết. Con sẽ không gánh chịu tội ác của cha và cha cũng không gánh chịu tội ác của con” ( Ê xê chi ên 18:20a)
( The soul who sins is the one who will die.The son will not share the guilt of the father, nor will the father share the guilt of the son.( NIV ).

2/ Thiên chức làm cha

  (  Vocation for fatherhood).

Khi tạo dựng nên loài người, Ngài chúc Phước cho họ và phán rằn :” Hãy sinh sản thêm nhiều làm cho đầy dẫy đât.”( STK 1: 28a)

Be fruitful and increase in number, fill the earth and subdue it.”Đây là câu kinh thánh nói lên mệnh lênh của Đức Chúa Trời chỉ định cho loài người sinh sản theo phương pháp giới tính; ngày nay khoa học nhân loại có thể tạo ra một con người theo phương pháp vô tính, nhưng nhớ rằng làm việc này để cho ” đầy dẫy đất” là trái với mạng lịnh của ĐCT. Ngay tức khắc vô vàng sự mầu nhiệm kèm theo trong việc “dệt” nên con người trong lòng người mẹ. Một trong những sự mầu nhiên ấy là thiên chức làm cha. Người nam tự nhận biết ý muốn của Ngài là phải thực hiện mệnh lệnh của Đáng Tạo Hoá về công việc của người nam trong nhiệm vụ cao cả tạo dựng nén một con người. Người Việt nam ý thức được điều này bằng một câu dân gian” Cha sanh, mẹ đẻ”.

Thời còn dạy học ngoại ngữ, tôi muốn sinh viên nhận thức rõ về cách dùng động tự ” to make”, tôi cho dịch câu ” từ ngày cha sinh, mẹ đẻ cho đến nay,…”. Hầu như không có một học sinh nào dịch được cau này , nói chính xác là không dịch được ” cha sinh” còn “mẹ đẻ” thì hầu hết các em dịch được. Cũng là một dịp để tôi giải thích về thiên chức làm  cha cho các em.

3/ Bổn Phận Làm Cha.

( Paternal Responsipility).

Trong quan hệ huyết thống, người cha rất hành diện và sung sướng có được một hình hài mang ” hòn máu” của mình như dân gian thường nói, tôi đã chứng kiến một người ” nhảy cửng” lên khi người đó nhận được thông báo là sắp được lên chức ” cha”, tức là sắp được làm cha. Cũng từ đó người sắp chính thức nhận chức làm cha đã suy tính và chuẩn bị mọi phương án tốt nhất để lo cho người con yêu quý của mình. Nhưng cuộc đời cũng lắm gian truân, người cha phải cày sâu cuốc bẫm, giải nắng dầm mưa. Phải bươn chải trên những nẻo đường gồ ghề với gánh nặng trên vai; cũng có người phải lăn lộn trên thương trường, lo toan tính toán đến ” nát óc” trong những đêm dài không thể chớp mắt được ; có người phải suốt cuộc đời ” bán cháo phổi”, chạy ” sô” năm ba trường, lặng lội ở những trung tâm. Kể cả những người đang ở ngoài chiến tuyến đối diện trước sự chết, cũng không bao giờ quên đến bổn phận làm cha của mình. Đã có nhiều người” sinh nghề tử nghiệp” sớm, cũng chỉ vì con mình.

Thật ” Thiên chức làm cha” thì vinh hiển, cao trọng bao nhiêu thì ” Bổn phận làm cha” cũng nặng nề, gian khổ bấy nhiêu.

Ca dao Việt nam : ” Công cha như núi Thái sơn”

Hoặc : “Còn cha gót đỏ như son, đến khi cha mất gót con như chì.”

” Con không cha như nhà không nóc.”

Tất cả đều nói lên công lao khổ nhọc của người cha trong bổn phận tự ý thức của mình.

Chỉ có những người con thuộc giòng dõi của ma quỷ mới bất hiếu với cha mẹ sinh đẻ ra mình. Không bất cứ dưới nhãn/mác ( label/ mark) nào có thể bào chửa hay che lấp được tội bất hiếu mà được khẳng định bằng bởi lời của ĐCT.

 4/Ủy Thác  chúc phước Của Đức Chúa Trời cho người cha

( God’s entrustment of blessing to father)

Với chức năng làm cha  vinh quang và bổn phận làm cha nặng nề và ĐCT cũng đã ủy thác chúc phước cho người cha.

Trong kinh thánh thể hiện sự ủy thác này rất rõ:

a/ Nô ê đã chúc phước cho các con trai minh:

” Cursed be Canaan! The lowest of slaves will he be to his brothers.”

He also said,” Blessed be the Lord, the God of Shem! May Canaan  be the slave of Shem; May God extend the territory of Japheth; May Japheth live in the tents  of Shem. and may Canaan be his slave.” ( Genesis 9:25/27).

Canaan đã khinh bỉ cha mình nên đáng rủa sả và được chúc phước làm tôi mọi cho anh là Shem và em mình là Japheth.

Nguyện ĐCT phước hạnh là ĐCT của Shem và nguyện ĐCT mở rộng bờ cỏi của Japheth.

b/ Y sác chúc phước cho Ê sau .

” … Rồi dâng lên cho cha ăn, đặng linh hồn cha chúc phước cho con trước khi chết “( STK 27:4b)

( … And bring it to me to eat, so that I may give you my blessing before I die.”)

Sự chúc phước được Chúa ủy thác nó quan trọng và có uy quyền đến nổi nó không được phế bỏ với bất cứ trường hợp nào.

Dù Ê sau có khóc lóc, kêu xin khẩn thiết thì cũng không thể nào thay đổi được .” Trước khi con về, cha đã ăn hết rồi, và đã chúc phước cho nó – và thực sự là nó sẽ được lời chúc phước đó.” (26:33b)

( I ate it just before you came and I blessed him – and indeed he will be blessed. NIV)

c/ Gia cốp chẳng những chúc phước cho các con mà còn chúc phước cho cháu nội mình nữa.

” Gia cốp gọi các con trai mình lại và nói rằng : hãy hội lại đây, cha sẽ nói những đều phải xảy đến cho các con ngày sau.” ( STK 49:1)

( Then Jacob called for his son and said ” Gather round so that I can tell you what will happen to you in days to come.)

 Một lần nữa cho ta thấy sự đặt tay chúc phước cho ai thì người ấy được. Gia-cốp không phải vô ý mà đặt chéo tay lên đầu Manasshe. Cho dù Joseph muốn đổi lại cũng không được vì sự chúc phước này đã được sự ủy nhiệm của ĐCT.

” But his father refused  and said, ” I know, my son, I know he too will become a people, and he too will become great. Nevertheless, his younger brother will be greater then he, and his descendants will become a group of nations.” ( Genesis 48:19).

Xin các người làm con, làm cháu đừng bao giờ coi thường thánh chức của cha mình trong đó có quyền ủy thác chúc phước của ĐCT chí cao.

III/ Tình Phụ Tử .

     ( Paternal Love)

Tình phụ tử mang tính cách huyết thống nên nó thiêng liêng và cao cả. ĐCT thương yêu thế gian đến nổi đã ban con độc sanh của Ngài để làm giá chuộc tội cho nhân loại. Đấng tạo hoá đã lấy tình phụ tử để so sánh tình yêu của Ngài đối với những ai kính sợ Ngài.

” As a father has compassion on his children, so the Lord has compassion on those who fear him” ( Psalm 103:13).

Tình mẫu tử bao la thì tình cha sâu đậm. Mẹ hay Âu yếm thì cha thường nghiêm khắc. Mẹ luôn vổ về thì cha lại nâng niu khi còn bé bỏng. Cha hay cỏng con hay công kênh con  trên vai đi dạo chơi.Mẹ thì lo cho con trước mắt còn thì cha lai lo cho con tương lai.

Cả 2 bổ sung cho nhau để con có được như ngày hôm nay. Đừng bao giờ quên câu ca dao:

” Công cha như núi thái sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chay ra.”

Hãy dặn lòng trọn đời hiếu thảo với cha mẹ.

IV/ Thực Hành Hiếu Kính.

   ( Practise Honour)

1/ Kính trọng ( respect).

Chẳng những kính trọng mà còn quý trọng ( esteem) nữa. Có quý trọng thì mới ra sức giữ gìn nó.

” một lòng thờ mẹ kính cha, Cho trong chữ hiếu mới là đạo con”, thực sự câu ca dao này là thể văn song hành và có ý nghĩa là một lòng thờ kính mẹ cha, thờ kính mẹ cha thì mới trọn đạo hiếu thảo .

Hình ảnh Sem và Gia phết  lấy áo choàng vắt trên vai mình, đi thụt lui đến đắp khuất thân cho cha; và bởi họ xay mặt qua phía khác, nén chẳng thấy sự trần truồng của cha chút nào.

” But Shem and Japheth took a garment and laid it across their shoulders; then they walked in backwards and covered their father’s nakedness. Their faces were turned  the other way so that they would not see their father nakedness.” ( Genesis 9:23).

Tại sao họ phải đi xà lui? Những người có lòng quý trọng cha mình thì điều này không khó . Thật là tuyệt vời một hành động của 2 người con có chung lòng quý mến cha mình. Họ e rằng khi thấy cha mình loả lồ thì lòng kính trọng bị tổn thương.

Kính trong cha mình không có điều kiện như Chúa yêu thương chúng ta; vậy mới xứng đáng là người con hiếu nghĩa.

2/ Ngợi khen. ( praise )

Con cháu làm vinh hiển ông cha mình cũng là một hình thức tốt lòng hiếu thảo. Kinh thánh cho biết rằng mão triều thiên của ông già ấy là con cháu.

” Children’s children are a crown to the aged.” ( Proverbs 27:6a)

phần thưởng hay quà tặng ( awards or tribute). 

Những dịp sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới, khi đau yếu, những ngày mừng thọ của cha mẹ, là con cháu mà có một món quà tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông bà sẽ làm vơi đi nỗi khổ tâm trong cuộc đời.

3/ Chấp nhận;

Chấp nhận cũng có nghĩa là không so bì với người khác, không trách móc số phận của riêng mình .

Một câu ca dao tuyệt vời có tính cách khuyên nhủ, dạy bảo mà nó còn có tính chê bai rất thâm thuý sâu xa đối với những kẻ than thân trách móc cha mẹ mình.

” Con không chê cha mẹ khó,

Chó không chê chủ nhà nghèo.”

Thật vậy con chó của chủ nhà nghèo bên cạnh hàng xóm giàu; dù có cho nó ăn ngon mấy đi nữa   Thì nó vẫn về ngủ và ở với chủ nhà nghèo của nó.

 4/ Làm tròn lời hứa 

      ( Fulfill  promises)

Chúng ta có hứa nguyện điều gì với cha mình hay mẹ mình thì hãy làm thành ; đó cũng là lòng hiếu kính cha mẹ.

Joseph hứa với cha mình là sẽ đem hài cốt của cha về chôn nơi quê hương Ca-na-an.

” But when I rest with my fathers, carry me out of Egypt and bury me where they are buried.”

“I will do as you say” he said.

” swear to me” he said. Then Joseph swore to him … ( Genesis 47: 39-31)

Và Joseph đã thực hiên lời hứa với cha mình, tổ chức đám tang long trọng và xin Vua cho mình đêm thi hài của cha mình đã được tẩm liệm tại xứ Egypt về chôn tai quê hương. Khi thực hiện lời hứa nhiều khi cũng gian nan, khó khăn, tốn kếm như đám tang của Gia cốp, nhưng với lòng hiếu thảo Joseph vẫn hết lòng thực hiện để hoàn thành lời thề với cha mình.

5/ Phụng dưỡng.

   ( support maintain/ catering/serving)

Người con có lòng hiếu thảo  với cha mẹ thì không lo lắng về tài chính  mặc dù  sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình riêng của mình; cũng không nạnh hẹ hay so bì với các anh chị em khác. Người Việt nam chúng ta có môt câu tục ngữ rất là hay về nuôi dưỡng cha mẹ khi về già hay lúc ốm đau. ” Gia bần tri hiếu tử”. Có nghĩa là nhà nghèo mới biết được con hiếu thảo

Joseph cũng phụng dưỡng cha mình trong tuổi già khi ở xứ người:

” Joseph also provided his father and his brothers and all his father’s household with food, according to the number of their children.” ( Genesis 47:12).

Thường thì một người có lòng hiếu kính cha mẹ, thì cũng yêu thương anh chị em mình , không so bì với bổn phận làm con với anh chị em mình.

Trong đời tôi cho đến thời gian nầy, tôi nghe được 2 người nói rằng họ ước ao được dâng 1/10 cho Chúa và 1/10 cho cha mẹ.

Một người là MS Đặng Ngọc Báu nói điều này trong bài giảng của Ông cho Đại Hội Liên Hữu  Tin lành Thế giới và Úc châu  của người Việt  vào  tháng giêng năm 2009 tại Bond University Úc Châu. Ông cũng làm chứng rằng khi Ông quyết định và thực hiện điều nầy thì Chúa cho Ông nhiều hơn khi chưa dâng 1/10 cho cha mẹ.

Sau 1975 đời sống trở nên khó khăn đột xuất. Cha mẹ tôi cũng đã già, một người em dâu trong gia đình đề nghị với tôi (vì lâu nay tôi là người đảm đang công việc chung của đại gia đình) là chia đều cho cho các anh chị em để lo cho cha mẹ. Tôi bảo rằng ý kiến đó cũng tốt, nhưng sẽ không thấy được ” gia bần tri hiếu tử.” Và thực sự lòng tôi không lo sợ phải lo cho cha mẹ và cũng không nạnh hẹ với anh chi em trong nhà, mặc dù có thể nói gia đình tôi là khó khăn đột xuất nặng nề nhất trong thời gian đó. Nhưng tạ ơn Chúa gia đình tôi vẫn tiếp tục cùng với các anh chị em lo cho cha mẹ chúng tôi đầy đủ.

Tiếng anh thường có câu nói về hiếu thảo với cha mẹ :” Serve your father as you would expect your son serve you.” Với ý nghĩa là : Hãy phục vụ cha mình y như mình ước ao con trai mình phục vụ cho mình.

Thật sự theo trải nghiệm của bản thân trong đức tin tôi nhận ra rằng : Nếu sợ phụng dưỡng cha mẹ thì nghèo thiếu vẫn là nghèo thiếu; Còn nếu không sợ phụng dưỡng cha mẹ mặc dù nghèo thiếu thì sẽ  không bao giờ nghèo thiếu.

Có thể diển tả ý đó bằng tiếng Anh như thế này:

If you are afraid of serving your father, the poverty will cling to you, but if you are not afraid of serving your father, the poverty will go away from you.

V/ Lời Cảnh Báo Trong Kinh thánh .( Cautions in Bible).

Cùng tội bất hiếu nhưng kinh thánh chia ra 2 mức độ :

a/ Bị rủa sả:

” Đáng rủa sả thay người nào khinh bỉ cha mẹ mình” ( Phục 27:16).

( cursed is the man who dishonours his mother or his father.”)

b/ Bị Tử Hình.( put to death)

– “Kẻ nào đánh cha hay mẹ mình, phải bị xử tử.”(Xuất 21:15)

(Anyone who attacks his father or his mother must be put to death)

– “Kẻ nào mắng cha hay mẹ mình, sẽ bị xử tử” ( Xuất 21: 17)

( Anyone who curses his father or his mother must be put to death)

– ” Khi người nào chửi cha mắng mẹ mình, thì phải bị xử tử: nó đã chửi rủa cha mẹ; huyết nó sẽ đổ lại trên mình nó.” ( Lêviky 20:9).

( if anyone curses his father or his mother, he must be put to death. He has cursed his father  or his mother, and his blood will be on his own head.)

Hồi còn nhỏ tôi nghe người ta nói ai ăn ở bất hiếu với cha mẹ sẽ bị trời trồng. Tôi hỏi mẹ tôi ” trời trồng” là thế nào?. Bà trả lời là người ăn ở bất hiếu với cha mẹ thì khi chết, mồ chôn người đó sẽ bị sét đánh và quan tài người đó sẽ dựng lên. Đó là trời trồng.

Câu chuyện từ thuở nhỏ tưởng chừng như quên lảng vì cũng đã trên 60 năm rồi. Thật không ngờ cách đây khoản ít năm tôi lại nghe người ta kể rằng ở miền tây nam bộ có một người ăn ở bất hiếu với cha mẹ, quan tài của người đó đã bị sắt đánh dựng đúng dậy đến 2 lần. Người ta sợ không dám cải lệnh trời và không dám chôn lại nữa.

VI/ Kết luận :

” Chớ hề dối mình   Đức Chúa Trời không chịu khinh dễ đâu, hễ ai gieo giống chi thì gặt giống ấy” ( Galati 6:7)

( Do not be deceived; God can not be mocked. A man reaps what he sows)

Một câu chuyện thật xảy ra ở quê tôi: một người con trai một chửi rủa mẹ mình. Không chăm sóc để bà đói khác. Bà phải xuống bờ sông bên sau nhà lấy nước uống và bà đã chết đuối ở mé sông đó. Háng xóm phát hiện và vớt bà lên  chôn cấtt.

Ít lâu sau người con trai ấy đã chết bất đắc kỳ tử giữa đường trong đêm khuya khi đi nhậu về. Khi ngã xuống bàn đạp xe đạp của chính ông cởi đã đâm thấu vào tim ông vì pedal này đã sức hết chỉ còn cái lỏi bên trong và đi lâu ngày nên đã bén nhọn.

Người ta bảo ” Trời trả báo nhản tiền”.

Tôi viết bài này với lòng cảm xúc sâu xa qua lời Chúa và nhớ thương thiết tha thân phụ mình đã về với Chúa. Mong rằng con dân Chúa và tôi tớ Chúa có một đời sống hiếu thảo để được phước hạnh, làm vinh hiển danh Chúa và thế gian biết “các ngươi là môn đồ Ta” theo như Chúa phán.

 

Mục sư Nguyễn Đức Na.

283 Views
List Tabs
Content 1
Scroll
Display By Row